Kĩ thuật nuôi baba

KỸ THUẬT NUÔI BA BA – Phần 1

 I. XÂY DỰNG AO, BỂ NUÔI BA BA.

    –  Diện tích có thể từ 25 – 250 m2.nếu nuôi ở qui mô vừa thì diện tích tốt nhất là trên 100 m2

– Ao có mức nước sâu 0,8 – 1,2m là vừa hoặc sâu nhất là 1,5m.

– Xung quanh ao hoặc một phía của ao nên có một ít đất  làm vườn. Trong vườn trồng cây ăn quả, nhưng không nên trồng cây che bóng rợp ao và rụng lá xuống ao.

– Bờ ao nên xây lát để chống sạt lở. Giữa ao và vườn bắc cầu tạo đường đi cho ba ba lên xuống dễ dàng. Quanh ao xây tường bao cao 70 – 80cm. Chân tường cách mép nước 1m hoặc rộng hơn tùy điều kiện để có chỗ cho ba ba lên phơi nắng. Đỉnh tường có hàng gạch mũ để ngăn không cho ba ba đi mất. Ba ba thường hay tập trung ở các góc ao, nên cần được bảo vệ tốt ở phía này.

– Bãi cho ba ba đẻ rộng từ 2 – 10m được  tạo ngay cạnh ao bằng cách đào thành nhiều hố, đổ đầy cát trộn xỉ than tơi xốp, thuận lợi cho ba ba bới ổ đẻ trứng. Phía trên có mái che mưa che nắng. Bãi đẻ dốc về phía ao khoảng 30 độ, dọc theo bãi đẻ có rãnh nước rộng 30cm, sâu 5 – 10cm là nơi thu ba ba con sau khi nở. Chú ý tạo các đường thông từ ao nuôi lên bãi đẻ để ba ba lên xuống.

– Nên xây một hầm chống lạnh  cho ba ba, nắp hầm chất đống rơm rạ, lá khô để giữ nhiệt (1m2 có thể đủ cho 50 – 100 con nằm xếp khít nhau).Trước khi thả ba ba nên tát cạn ao, dùng vôi khử độc, diệt trừ nấm bệnh. Sau 4 – 5 ngày lấy nước vào ao. Nước ao trong sạch, không mang theo rác rưởi.

– Với gia đình đất chật không có ao thì xây bể. Ít nhất bể nuôi ba ba bố mẹ cũng có diện tích 10m, mực nước 0,8 – 1m. bể có cống tràn, miệng cống được ngăn bằng lưới sắt, để giữ cho nước cố định với mức cao nhất, có cống tháo thuận lợi ở đáy bể để  đỡ bơm tát khi thu hoạch. Quanh bể cũng phải xếp tường bao và nên giành đất lưu không để trồng bóng mát. Xây các bậc thềm cho ba ba lên nghỉ. Bắc cầu cho ba ba lên xuống dễ dàng.

II. NUÔI BA BA THỊT.

1.Chọn nuôi ba ba giống

– Nên mua ba ba giống vào  đầu mùa mưa vì lúc này giá thường hạ.

– Khi mua cần chú ý đến nguồn gốc của ba ba giống; nếu mua từ nguồn thu gom tự nhiên không nên mua loại ba ba cắn câu hoặc ba ba đánh bắt bằng điện; những loại này đem về nuôi sẽ chết nhiều hoặc chậm lớn. Nên mua ba ba giống của những gia đình chuyên sản xuất ương nuôi.

– Một số người nuôi ba ba cho biết ba ba gai thường lớn nhanh hơn ba ba trơn. Bà con ở Hà Bắc còn cho biết nếu mua nhầm phải loài ba ba nẹp suối thì hầu như nuôi không lớn

– Nên mua cỡ 0,1 – 0,2kg/con, ba ba sẽ lớn nhanh và ít hao hụt. Nếu mua cỡ nhỏ (20 – 50g/con) nên nuôi tiếp để thành con 0,1kg rồi mới thả vào ao nuôi ba ba thịt.

– Những ba ba khỏe mạnh thường có màu sắc đẹp, mình dầy, cỡ đồng đều không bị sây sát, không có bệnh tật. Khi thả xuống đất sẽ bò nhanh, cổ rụt hết, khi bị lật ngửa sẽ tự lật sắp ngay và bò nhanh tìm chổ chạy trốn. Chỉ nên thả cùng một cỡ giống vào ao nuôi ba ba thịt.

– Khi vận chuyển ba ba giống mua từ xa về, ta vùi chúng vào bèo tây, rãi một lớp bèo, một lớp ba ba. Cần giữ ẩm và không để chúng cắn nhau.

2.Mật độ nuôi.

– Ơ điều kiện bình thường, với ba ba giống cỡ 0,1 – 0,2kg thả 10 – 15 con/m2. Với ba ba cỡ trên 0,2kg thả 5 – 7 con/m2. Nếu ao sạch có dòng chảy nhẹ thì có thể thả dầy hơn.

– Những gia đình mới nuôi còn ít vốn, nên cố gắng thả 1 – 2con/m2. Khi đã có sẵn giống ba ba hơn thì tăng dần mật độ nuôi.

– Khi đã 2 – 3 năm nên chọn một số con to để lại làm ba ba bố mẹ, tự sản xuất giống cho nhu cầu nuôi trong gia đình.

3.Cho ăn và quản lý chăm sóc.

a)Cho ăn.

    – Thức ăn của ba ba chủ yếu có nguồn gốc động vật như: tôm, cá, trùn, ốc, ngêu, sò….

– Các loài súc vật chết và chưa bị thối rửa. Các phế phẩm lò mổ lợn, gà, vịt, trâu, bò….

– Có thể luyện cho ba ba ăn thức ăn nhân tạo đóng thành viên có thành phần sau:Bột ngô : 30%, Cám gạo : 30%, Bột đậu tương  : 20%, bột cá nhạt : 20% (không được cho ăn thức ăn mặn)và một ít bột sắn củ làm chất kết dính.

– Phải cho ba ba ăn hàng ngày mỗi ngày cho ăn 1 – 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Lượng thức ăn bằng 3 – 6% trọng lượng ba ba có trong ao. Theo dõi sức ăn của ba ba để kịp điều chỉnh, không để ba ba đói, không để thức ăn thừa.

– Khi cho ăn, thả thức ăn vào vó hoặc dàn ăn treo ngập nước 20 – 25cm. Ơ những ao rộng có thể chọn 1 –2 góc ao cạn, vét sạch bùn sau đó cho cát lên trên để làm bãi ăn cho ba ba, mồi ăn không lẫn xuống bùn, nước không bị ngầu đục.

– Nuôi ba ba đạt kết quả khi cho ba ba ăn đầy đủ, vậy phải chủ động giải quyết thức ăn cho chúng như:

+ Nuôi trùn đất (trùn quế).

+ Có ao hương nuôi cá mè giống, cá rô phi.

+ Trong ao nuôi ba ba có thể thả ốc vặn vào nuôi làm thức ăn dữ trữ và góp phần làm trong sạch nước.

b)Quản ý và chăm sóc.

– Ba ba thường tìm cách thoát ra ngoài, bờ ao và tường phải bao chắc chắn.

– Ba ba dễ bị câu trộm, vì vậy nhiều gia đình thường nuôi chó để canh giữ tại ao (chó được nhốt trong cũi đề phòng đánh bả).

– Ba ba thích sống ở môi trường nước sạch, vì vậy càng nuôi dầy càng chú ý thay nước, ít nhất 5 ngày thay một lần. Một lần thay 1/3 – ¼ lượng nước trong ao.

– Khi thay nước vào ao nên cho chảy ngầm, không gây tiếng động, ba ba sợ hãi sẽ bỏ ăn.

– Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày nên dựa vào nhiệt đọ để điều chỉnh thích hợp như sau:

+ Trên 300c lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng thân.

+ 25 – 29oc lượng thức ăn = 7 – 8% trọng lượng thân

+ 20 – 25oc  lượng thức ăn = 4 – 5% trọng lượng thân.

+ Dưới 20oc ba ba rất ít ăn.

+ Từ 10oc trở xuống ba ba sẽ ngừng ăn.

Đảm bảo sự yên tĩnh, mát mẻ cho ao nuôi, hạn chế các tiếng động và hạn chế cả việc nhiều người đến yêu cầu bắt lên xem.

III. PHÒNG TRỊ BỆNH CHO BA BA.

1. Phòng bệnh.

Ba ba thường chết sau 7 – 15 ngày tuổi và 1 – 3 tháng tuổi, là do khi nở ra bị hở rốn, nhiễm bẩn hoặc do mật độ nuôi dày, cắn nhau gây thương tích. Để phòng bệnh cần làm các việc sau:

Trước khi hương nuôi cần tát cạn, vét hết bùn bẩn, tẩy vôi bột như ao nuôi cá hương.

– Nguồn nước lấy vào phải sạch, không lẫn nguồn nước có thuốc trừ sâu hay nước ở các ao nhiễm bệnh thải ra.

– Thức ăn đạm động vật như trứng, giun đỏ…..phải đảm bảo thức ăn trong mấy tuần đầu ương trong chậu, bể. Các ngày sau mới cho ăn tôm cá băm nhỏ. Không cho ăn thức ăn ôi thiu.

–  Loại riêng những con còn kéo màng noãn bào màu trắng dính ở dưới bụng và xem xét kỹ còn một số nốt màu vàng bằng hạt kê ở dưới bụng.

–  Những con này bị hở rốn và rất dễ nhiễm bệnh. Do đó phải nuôi riêng và mật độ thưa , nước sạch.

–  Nếu thấy nhiều ba ba bị bệnh thì phải đánh bắt lên, thay toàn bộ nước cũ, làm vệ sinh ao bể rồi cho nước mới vào. Bắt riêng những con bị bệnh để xử lý và điều trị thuộc từng loại bệnh.

–  Theo kinh nghiệm của nhân dân một số nơi thường dùng cây nghể dại vò ra rồi thả xuống nơi ba ba thường qua lại để phòng bệnh ỉa chảy và ghẻ lở.

2.Những bệnh thường gặp và cách điều trị.

a- Bệnh sưng cổ: Cổ ba ba bị sưng đỏ, bụng có nốt mụn đỏ, mắt trắng đục. Khi bệnh nặng mũi sẽ chảy máu, hai mắt sưng đỏ, bị mù. Bệnh này thuộc loại khó chữa.

Cách chữa bệnh: Phát hiện những con bị bệnh nuôi riêng. Dùng tetracyline, chlorocid hoặc sulfamid trộn vào thức ăn. Cho ăn trong 3 ngày liền: ngày đầu 0,2g/kg thức ăn, 2 ngày sau mỗi ngày giảm ½ lượng thuốc. Ngoài ra còn dùng nước muối rửa sạch, lau khô rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh, sau vài ngày có thể khỏi.

b- Bệnh đốm trắng: ba ba cỡ 1 – 2 tháng tuổi thường hay mắc bệnh này rồi chết.

– Thoạt đầu thấy có vết lốm đốm trắng trên mai và bụng. Ba ba mỗi ngày một gầy đi rồi riềm mai quăn lên. Bắt ba ba lên lấy kim gậy những vết bệnh đó ra  thì thấy lỗ trũng trong mai và máu ứa ra.

– Ba ba thịt thấy hiện tượng trên rìa mai có vết loét trắng, bắt lên thấy loét to bằng hạt đậu gậy trong ra có vết kén dạng như bã đậu, có ổ trũng sâu vào trong mai. Có con bị liệt hai chân sau.

Cách chữa bệnh: bắt ba ba bệnh rửa bằng oxy già rồi bôi iốt vào vết thương.

– Cũng có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh (chlorocid hoặc tetracyline) chét vào các vết thương. Vài giờ sau thả ba ba vào ao nước sạch..

– Thuốc mỡ có tác dụng lâu tan trong nước.

c- Bệnh nấm thủy mi: Ba ba bị bệnh vùng da bị thương có bông nấm trắng, nhiều nhất là ở nách và cổ.

Cách chữa bệnh: thả ba ba bị bệnh vào dung dịch Malachit với nồng độ 4 ppm trong 8 giờ (tức là pha 1g thuốc với 1m3 nước). tạo yên tĩnh để ba ba lên bờ phơi nắng.

d- Bệnh loét da: Ba ba bị loét da chân, cổ, nách do nhiễm trùng vết thương, nếu bị nặng còn lòi xương.

Cách chữa bệnh: bắt ba ba lên thả vào dung dịch thuốc kháng sinh nồng độ 10 ppm trong 48 giờ.

Thông tin về cây Cỏ Ngọt

Thông tin về cây Cỏ Ngọt
Uống trà lipton thay vì bỏ đường thì cho 1 nhúm cỏ ngọt khô (loại cỏ ngọt gấp 300 lần cây mía), nấu chè đen cũng tương tự… một loại cỏ có chất ngọt cao có thể chưng cất đường trực tiếp đã xuất hiện ở Hà Nội.
 

– Suốt gần 10 năm không phải mua đường, chất ngọt phục vụ cho người già trong nhà khi uống trà, ăn chè… đều nhờ vào loại cây mang tên cỏ ngọt hay còn gọi cỏ mật. Đó là chuyện có thật của một gia đình ở Hà Nội đang dần chuyển sang đường “không lo”, an toàn cho sức khỏe.
– Khởi đầu chỉ từ 2 – 3 cây giống những năm 1988, ông Long (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam trồng cây cỏ ngọt tại nhà. Có 2, 3 cây con, kì công chăm sóc nuôi lớn bằng việc chọn loại đất thích hợp, tưới lượng nước được theo dõi sát sao, những cây con lớn dần. Chưa dám thử ngay thành quả, lại tiếp tục tự cắt cây dâm cành.
– Đến nay, hơn 10 năm gia đình ông không phải mua đường mía. Trong nhà ông lúc nào cũng có túi cỏ ngọt khô lớn dùng dần, chậu cây cỏ ngọt xanh tốt và hàng chục cây con đang được ươm mầm trên tận tầng 5 của gia đình.
– Ông chia sẻ: cây cỏ ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ưa khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, thích ẩm nhưng lại không sống được được với môi trường ứ nước và nắng gắt, nó đòi hỏi người trồng phải có kĩ thuật. Nhưng đổi lại, tác dụng của nó thì rất lớn, rất có lợi cho sức khỏe con người.
– Là cây thuộc họ cúc, những cây cỏ ngọt của gia đình ông Long không quá 2 gang tay người. Nhưng chiếc lá mềm non xanh mướt, lớp lông ngoài mỏng trông rất mong manh. Nhưng bứt một chiếc lá thử vị loại cây được so sánh với mật, vị ngọt đậm mát lịm tan vào trong lưỡi, ngấm xuống cổ, dễ ăn mà không có bất cứ vị hăng hay mùi khó chịu.
– Ông Long cho biết: Nhờ trồng cây cỏ ngọt, gần 10 năm nay, người già trong nhà không cần dùng đến đường mía. Trong nhà lúc nào cũng có cỏ ngọt khô tiện sử dụng cho các mục đích khác nhau. Với vị ngọt gấp khoảng 300 lần so với đường thông thường nên rất nhiều các loại nước uống như trà, chè, nước giải khát chỉ cần cho 2, 3 cộng cỏ ngọt là đủ. Lựa vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa, cắt thân cây về phơi khô thì thời điểm đó là lượng đường cao nhất, cắt đi, cây lại tiếp tục đâm chồi, nảy lộc ra đợt lá khác.
– Nói là đường “không lo” vì đặc tính quan trọng của các glucozit trong loại cỏ này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ.
– Theo các chuyên gia nông nghiệp, cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.
– Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng thí điêm ở một số vùng vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng… với diện tích trồng cây cỏ ngọt mới đạt 100ha, được trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Lâm Đồng… Đây được xem là loại cỏ siêu ngọt có lợi nhuận kinh tế cao.

Bản tin giá Nông sản tháng 04

Bản tin giá Nông sản tháng 04


– Giá dừa hiện đã giảm xuống mức kỷ lục – chỉ hơn 35.000 – 42 000 đồng/chục, trong khi vào thời điểm này năm ngoái, giá dừa lên đến 150.000 đồng/chục. Người trồng dừa cho biết đây là mức giá thấp nhất trong liên tiếp 3 năm qua. Một trong những nguyên nhân khiến giá dừa bị tuột giảm là do ảnh hưởng sức tiêu thu các sản phẩm dừa trên thế giới giảm. Theo nhận định của các nhà kinh tế thì giá dừa sẽ phục hồi trở lại do hiện nay đang vào cuối vụ, sản lượng dừa đã bắt đầu giảm. Trong khi đó giá dừa xiêm xanh đang tăng và đứng ở mức cao từ 55.000 – 60.000 đồng/chục. Giá dừa xiêm tiếp tục tăng khi trong tuần cơ sở Hương Miền tây ở huyện Mỏ cày Bắc đã ký hợp đồng xuất khẩu mỗi ngày khoảng 20.000 trái dừa xiêm, và đã triển khai hệ thống thu mua trên địa bàn toàn tỉnh. Giá thu mua của cơ sở Hương miền tây ở mức 70.000 đồng/chục dừa xiêm tai vườn, 72.000 – 75.000 đồng/ chục tại cơ sở.Như vậy khả năng trong thời gian tới giá dừa sẽ tăng.- Cũng trong tuần giá bưởi da xanh tăng thêm 1000 đ/kg tại các huyện. Tại cơ sở Hương miền tây đã thu mua cao hơn 1000 – 2.000 đ/kg so với hai tuần trước. Bưởi loại 1 lên 32.000 – 33.000 đ/kg , bưởi loại 2 ở mức 28.000 đ/kg. Trong tuần giá sầu riêng cũng ở mức cao, giá mua bán tại vườn ở mức R-6: 25.000 – 29.000 đ/kg. Riêng trái chôm chôm cũng đứng ở mức cao từ một tháng nay: Chôm chôm Java 15.000 đ/kg; chôm chôm Rông riêng 40.000 đ/kg; chôm chôm đường 35.000đ/kg. Do đang ở vào vụ nghịch, nên giá chanh trong tuần vẫn đứng ở mức cao, giá thua mua tại chợ chanh Lương quới – Giồng Trôm ở mức 38.000 – 40.000 đ/kg chanh loại 1.- Trong tuần giá heo hơi ở mức 42.000 – 44.000 đồng/kg.Với giá này nếu nuôi ít sẽ không có lãi. Giá gà nuôi trại ở mức 75.000 – 77.000 đồng/kg; giá gà thả vườn ở mức 80.000 – 85.000 đồng/kg.

– Giá nông – thủy sản – vật tư Nông nghiệp:








Bệnh héo rủ vi khuẩn

BỆNH HÉO RŨ VI KHUẨN -Bacterial wilt of tomato

Tên khoa học Pseodomonas solanaceorum Smith
Phân bố và tác hại:
Gây hại hầu hết các vùng trồng cà chua, ớt. Kí chủ trên cây họ cà, họ đậu.
Triệu chứng:
Ban đầu một số lá bị mất sức trương của tế bào gây héo xanh, mềm và cây rũ xuống, 1-2 ngày đầu các lá héo vẫn còn xanh và có thể hồi phục khi về đêm. Càng về sau lá càng nặng từ màu xanh -> vàng gây héo toàn cây. Làm cho cây khô và chết.
Cắt ngang thân cây bệnh thấy có mạch hơi vàng sau đó thân nâu về sau gỗ và ruột thân cũng có màu nâu đen khi đó ở bên ngoài vỏ chuyển từ màu xanh sang đen. Hình thành các vết sọc dài trên vết cắt và xuất hiện những giọt dịch nhờn màu trắng đục, rễ cây bị thối đen.>
Quy luật biến động:

Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ tương đối cao, đất ẩm, xâm nhập qua vết thương, sinh sản ở các bó mạch, kí chủ và di chuyển ở các bó mạch từ thân đến lá, sinh độc tố => cây héo.

Phá bó mạch làm tắt ngẽn sự vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng, bệnh hại nhiều trên đất cát pha, đất thịt bệnh nhẹ hơn. Trên những ruộng trồng luân canh với cây lúa nước bệnh nhẹ.

Vi khuẩn f = 0,5-1,5m, hình gậy, có 1 lông roi ở 1 đầu, nhuộm gram (-), khuẩn lạc tròn nhỏ,nhẵn bóng, ban đầu có màu trắng hoặc trắng nâu, sau 7-8 ngày chuyển sang màu nâu đỏ, dịch hoá Gelatin không thuỷ giải tinh bột, có thể hình thành trong môi trường acid, không tạo khi trong môi trường có đường glucose (saccarose, lactose, mantose, glycerin). Có thể sử dụng được muối amon, peptin, glutamic và không sử dụng được muối nitrat, kali.
Vi khuẩn thích hợp ở nhiệt độ 30-370C, nhiệt độ tối thiểu là 100C, tối đa 410C, nhiệt độ gây chết là 520C, mẫn cảm được môi trường khô.

Biện pháp phòng trị:

– Đất làm vườn ươm sạch bệnh, cày bừa kỹ. Dùng formol, Mocap 10G, Furadan 3H, vôi, CuSO4, Metyl brovide xử lý đất.

– Luân canh với cây lúa nước.

– Bón đạm vừa phải (đạm NO3 bệnh nhẹ hơn đạm SO24 ).

– Phân chuồng phải ủ hoai.

– Dùng thuốc: Kasuran, Rovral, Dithan.